Kết quả tìm kiếm cho "chủ lực vùng ĐBSCL"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1665
Sáng 28/11, tại TP. Cần Thơ, Học viện Chính trị Khu vực IV tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý phát triển xã hội ở ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay”.
Trong suốt quá trình hình thành, phát triển vùng đất Nam Bộ cho đến ngày thành lập tỉnh An Giang, Châu Đốc luôn là tiền đồn xung yếu, nơi tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ của các bậc tiền nhân về sách lược mở cõi, giữ đất. Đến nay, vẫn còn in đậm dấu tích qua nhiều công trình mang tính lịch sử. Trong đó, kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng bậc nhất của khu vực Tây Nam Bộ và An Giang từ thế kỷ XIX.
Sáng 26/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh An Giang tổ chức tại Hội nghị giới thiệu tiềm năng đầu tư và quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh An Giang, với sự tham dự của gần 200 đại biểu.
“Với niềm tin và khát vọng phát triển, An Giang luôn sẵn sàng chào đón doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư đến để tìm kiếm cơ hội, cùng hợp tác phát triển, bằng lòng nhiệt tình, thân thiện và cởi mở” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Nằm trong vùng ĐBSCL, tỉnh An Giang vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, nhiều cảnh quan tươi đẹp. Tuyến biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài gần 100km, với các cửa khẩu quốc tế, quốc gia, thuận tiện cả đường thủy lẫn đường bộ. Về mặt địa - kinh tế, An Giang được xem là trung tâm kinh tế thương mại kết nối giữa 3 thành phố lớn: TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ và TP. Phnom Penh (Campuchia).
Những năm qua, tỉnh quan tâm, phát triển nhiều sản phẩm du lịch (DL) phong phú, đa dạng, như: DL tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, cộng đồng, văn hóa, tâm linh, DL thể thao, vui chơi giải trí… ngày càng thu hút du khách gần xa.
Hội thảo khoa học quốc tế “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), do Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) tổ chức, nhằm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp bền vững. Đây còn là dịp để nhà nghiên cứu, chuyên gia, người làm chính sách cùng tìm giải pháp ứng phó BĐKH.
Với vị trí địa lý chiến lược, An Giang đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực ĐBSCL. Tỉnh sở hữu nhiều lợi thế để phát triển bền vững, đặc biệt là tài nguyên du lịch (DL) phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn, TX. Tịnh Biên) cao khoảng 710m so mực nước biển, nằm ở trung tâm vùng Bảy Núi (Thất Sơn), có địa thế núi non hùng vĩ, vùng sơn địa đặc thù, độc đáo. Thời gian qua, cảnh quan môi trường, hệ thống cơ sở hạ tầng nơi đây được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch (DL).
Tại kỳ họp thứ 24 (chuyên đề) giữa tháng 11/2024, HĐND tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) ban hành Nghị quyết 60/NQ-HĐND, thông qua nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2045. Đây là nghị quyết rất quan trọng, giúp “khai mở” tiềm năng, tạo cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư xây dựng, triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư trong Khu kinh tế cửa khẩu theo quy định.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Trong vụ sản xuất đông xuân 2024 - 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) yêu cầu ngành nông nghiệp địa phương tập trung đảm bảo lịch thời vụ, hướng dẫn nông dân phòng tránh dịch hại, sử dụng giống lúa chất lượng cao…